KINH NGHIỆM DÀNH CHO BỐ MẸ TRỊ CHỨNG LƯỜI HỌC CỦA CON

Trị chứng lười học của học sinh cấp 2

Giáo viên bắt tại trận học sinh ngủ trong lớp (hihi)

“Nắng mưa là chuyện của trời. Lười học là chuyện của đời học sinh”. Tôi dám khẳng định hơn 90% trẻ em thích chơi hơn học. Và sở thích học của con trẻ cũng thay đổi liên tục theo sự phát triển.

Học, đây là chữ học với nghĩa siêu hẹp, đó là việc hoàn tất các công việc ở trên lớp được giao. Việc học này không phải là tìm kiếm kiến thức trong cuộc sống một cách tự do thoải mái. Học này dù bố mẹ có bắt buộc hay không vẫn mang tính gò ép cực cao vì đó là nhiệm vụ do giáo viên giao cho.

Chúng ta phân tích như vậy để hiểu, việc học ở đây không có nhiều thú vị cho lắm. Chưa kể khi lên cấp 2, quá nhiều môn học và việc ham thích mỗi môn học sẽ tùy thuộc vào khẩu vị của từng học sinh. Có bé thích toán, có bé ham lý hóa. có trẻ lại thích Anh Văn, Văn. Riêng con  mình thích Toán Hóa vô cùng, bởi bé học tốt 2 môn này. Mọi môn học với chị ta đều đáng yêu trừ Văn và Anh Văn. Do đó, hãy theo sát con để tìm hiểu khẩu vị của chúng.

Hãy tham khảo một vài kinh nghiệm mà tôi chia sẻ dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ tìm ra cách “điều trị chứng lười học” cho con thành công.

1. Không nhắc nhở con học

Trị chứng lười học học sinh tiểu học
Một buổi học sôi nổi của các bé tiểu học

Học tập là việc của con. Tại sao bố mẹ lại phải nhắc nhở một việc đương nhiên của con phải làm? Cha mẹ cần xác định rõ, công việc học tập không phải của chúng ta. Vậy nên, các con phải tự lo cho bản thân mình. Nếu các con luôn được nhắc nhở thì sẽ nảy sinh tình trạng, mẹ nhắc thì con mới đi học. Dần dần, các con sẽ hình thành tư tưởng rằng “việc học là cho bố mẹ” hay “bố mẹ nhắc thì học, còn không thì thôi”.

Mặc dù không nhắc con học nhưng cha mẹ luôn phải kết hợp chặt chẽ với cô giáo để tố cáo những vụ quên làm bài tập. Rõ ràng, khi không bị nhắc học, trẻ sẽ quên luôn. Và người có đủ tư cách nhắc học mà trẻ vẫn hiểu việc học chính là cô giáo. Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của con chứ không phải của ai khác.

2. Phối hợp thật tốt với giáo viên trên lớp

phụ huynh gọi điện trao đổi với giáo viên
Phụ huynh gọi điện trao đổi với giáo viên tình học tập của con

Gia đình và nhà trường chính là nền tảng của việc giáo dục trẻ. Cả hai đều cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, linh hoạt mới có thể rèn trẻ thành công. Bạn cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đúng mức với giáo viên trong việc rèn cặp con mỗi ngày. Khi thầy cô giáo có những hình thức thưởng- phạt với con, cha mẹ cũng nên biết và tôn trọng.

Đương nhiên, khi đứa trẻ không bị nhắc học, nó sẽ quên luôn. Người có đủ tư cách nhắc nó học mà nó vẫn hiểu việc học là của nó chính là cô giáo. Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của nó chứ không phải của ai khác. Cô giáo, người đánh giá nó đã nói nó không hoàn thành bài tập tức là sai. Phụ huynh hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình.

Có như vậy, việc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả như mong muốn. Bạn nên thường xuyên trao đổi các thông tin về tình hình học hành của con cái với thầy cô giáo để có những biện pháp uốn nắn con kịp thời. Và trị dần chứng lười học của trẻ.

Tuyệt đối không bênh con khi con bị cô la.

Các bố mẹ đương nhiên sẽ xót con vô cùng vì nó bị mắng mà. Nhưng con sẽ ngoan hơn với lời mắng của cô giáo. Kể cả trong trường hợp con có bị trù dập thì việc đó cũng rất tốt cho con. Bởi vì sau này ra đời, sẽ còn vô khối người trù dập con. Để con có sức đề kháng về việc này và biết cách xử trí, một năm học bị trù dập trong trường học thật có nhiều giá trị (Nhiều phụ huynh không đồng ý nè, hihi)

3. Thưởng – phạt đúng lúc và đúng mức

trẻ bị la mắng
Trẻ không muốn bạn nhai đi nhai lại một vấn đề

Khi con bị thầy cô trách mắng vì không hoàn thành việc học. Bố mẹ cũng theo đó mà có hình phạt phù hợp, đừng phạt ngay khi con mới chỉ có biểu hiện lười. Khi con thấy cả cha mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của mình, chắc chắn con sẽ sửa chữa.

Cha mẹ hãy nhớ, phạt con nhưng không “thù vặt” nhé. Đừng nhắc đi nhắc lại những tội lỗi của con vì chả đứa trẻ nào chịu nổi cảnh bị nói dai như thế đâu.

Một lời khen ngợi đặt đúng chỗ sẽ phát huy giá trị đến vô cùng. Cha mẹ không nên “tiết kiệm” lời khen khi con có những cố gắng đáng kể. Lời khen của bạn sẽ là động lực giúp trẻ tự giác, chủ động và tích cực hơn trong việc học hành. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nhắc nhở, phê bình và có hình thức phạt con đúng lúc, đúng mức khi trẻ có thái độ chây lì, tự ti, buông xuôi, lười học.

Khen thưởng luôn đặt bên cạnh hình phạt. Bạn sẽ giúp con hiểu được ích lợi của học hành và lỗi sai khi con có thái độ không tích cực trong việc học.

4. Tuyệt đối không so sánh hoặc lấy ai đó làm gương khi giáo dục con

trẻ bị la mắng
Tuyệt đối không được so sánh trẻ với các bạn của con mình

Đấy là sự xúc phạm nhân cách nặng nề. Con là con, con sẽ có nhiều điểm dở nhưng cũng vô khối điểm ưu. Con sẽ có mặt mạnh khác nữa. Vì thế, khi khen ngợi con, hãy khen ngợi sự phấn đấu của con, tiến bộ của con, chứ đừng khen ngợi điểm số. Cách khen này sẽ khiến con hào hứng hơn nhiều.

Cha mẹ dạy con những điều hoàn toàn đúng đắn. Trẻ học dốt, bố mẹ nói để con hiểu tác hại của việc học dốt sẽ như thế nào (Ví Dụ: Con không có tương lai, phải làm công nhân hay người quét rác…). Không  nên “Nói dài, nói dai thành nói dại”. Việc nhắc đi nhắc lại những cụm từ “mày học dốt quá” ” mày con ai mà học ngu thế…” chỉ làm tâm lý trẻ thêm nặng nề, “chán” nghe những gì bố mẹ nói. Lúc đó trẻ đã lì đòn, càng khó trị chứng lười học hơn.

Nói vừa đủ, đừng “nhồi nhét” bắt con phải răm rắp nghe và làm theo những gì mình muốn. Đừng để cảnh tan học, trẻ sợ về nhà vì những lời nói của bố mẹ.( Vấn đề này mệt nè)

5. Kịp thời chấn chỉnh học tập của con

Một góc học tập lý tưởng của con trẻ
Một góc học tập lý tưởng của con trẻ

Trẻ con là đối tượng rất nhạy cảm. Cha mẹ không nên dùng những lời lẽ thô tục, nặng nề mắng nhiếc hay chỉ trích khi con lười học. Thay vào đó, bạn cần nhẹ nhàng nói chuyện và cùng chấn chỉnh lại thái độ của con với việc học. Bạn có thể kể cho con nghe một câu chuyện của chính bản thân bạn. Hoặc một tấm gương nào đó về lợi ích của việc chăm chỉ học hành.

Khi trẻ ý thức được việc học là quan trọng. Trẻ sẽ có thái độ tích cực và các cách giáo dục của cha mẹ sẽ đạt hiệu quả hơn. Ngoài việc nhắc nhở, chấn chỉnh thái độ học hành tích cực của con. Cha mẹ cũng có thể dùng các hình phạt đúng, đủ sức răn đe để con nâng cao nhận thức. Ví dụ, khi con chưa hoàn thành bài tập cô giáo ra, bạn có thể không cho con tham dự buổi sinh nhật với bạn hoặc không cho bé đi chơi cùng gia đình.

a. Thay đổi phương pháp học tập cho phù hợp

Học thêm là một trong những nỗi ám ảnh đối với rất nhiều trẻ em ở Việt Nam. Sau khi ngồi học ở trên trường nhiều giờ đồng hồ, các em còn phải dành khoảng 2-4 tiếng để học thêm các môn văn hóa, các môn chuyên…

Có những em vì muốn thành tích học tập tốt nên mới đi học thêm. Nhiều em lại vì mong muốn của bố mẹ mà “oằn mình” trong các lớp học này. Khi về nhà, những em này sẽ thường mệt mỏi, khuôn mặt cau có, buồn rầu, không muốn làm gì nữa. Có lẽ áp lực học tập quá lớn đã khiến những đứa trẻ này đánh mất đi tuổi thơ của mình. Vì thế, cha mẹ ơi, hãy thay đổi phương pháp học tập cho con đi.

Thay vì “ép” con đi học thêm thì cha mẹ có thể tìm hiểu phương pháp học tập trực tuyến kết hợp với khuyến khích con tự học. Đây hoàn toàn là phương pháp học tập chủ động phù hợp với mọi đối tượng. Có nhiều bài học bám sát kiến thức sách giáo khoa. Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao và hệ thống ôn luyện, bài tập đầy đủ giúp các em làm chủ được kiến thức. Đặc biệt, phương pháp này sẽ giúp các em được học tập ở nhà. Không phải di chuyển đến bất kỳ lớp học thêm chật chội, áp lực nào nữa.

b. Quan tâm đến môi trường học tập của con

Trẻ không thể học tập trung được khi xung quanh có quá nhiều tiếng ồn hoặc âm thanh thu hút sự chú ý. Với những trẻ lười học thì việc tạo môi trường học tập cho con là vô cùng cần thiết. Bạn nên thiết kế cho con một góc học tập thoáng đãng, ngăn nắp, yên tĩnh. Có như vậy, con mới có hứng thú học tập và tập trung cao độ hơn.

Những tác nhân bên ngoài gây xao lãng việc học rất nhiều. Để các em có thể tập trung học tập tốt nhất, phụ huynh nên loại bỏ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến học sinh như: Tiếng ồn, điện thoại, tivi, tiếng bạn bè vui đùa,…Các lý các yếu tốt này việc học sẽ hiệu quả hơn nhiều.

6. Cùng con lên thời gian biểu học tập

Bố mẹ không nên lúc nào cũng kè sát con trẻ
Bố mẹ không nên lúc nào cũng kè sát con trẻ

Để giúp con cân bằng giữa việc học và chơi, cha mẹ có thể thỏa thuận và cùng đưa ra một thời gian biểu thích hợp cho con. Bạn có thể khuyến khích con bằng cách, giảm bớt thời gian học tập nhưng con phải đảm bảo học ít nhưng chất lượng. Khi con ngồi vào bàn học con cần có thái độ học tập nghiêm túc, tập trung. Từ đó, bạn căn cứ vào thời gian biểu của con để có cách giám sát hợp lí.

a. Giám sát quá trình học tập của con

Các em học sinh, nhất là học sinh cấp 1, cấp 2 rất dễ bị các yếu tố khác bên ngoài chi phối, gây mất tập trung, giảm hiệu quả học tập. Do đó, cần có ngườigiám sát để các em tập trung hơn vào bài học.

Tuy nhiên, giám sát không phải là ngồi ngay bên cạnh, theo dõi nhất cử nhất động của các em mà có thể nhìn từ xa. Các em biết có người giám sát sẽ tự biết điều chỉnh, không làm việc khác, không xao lãng việc học.

b. Tập thói quen đọc sách cho trẻ

Cha mẹ nên cùng đi mua sách, cố gắng cùng nhau đọc và thảo luận, nhất là kể cả tiểu thuyết tình yêu cũng được (Vấn đề này chỉ áp dụng học sinh cấp 3 và học sinh lớp 8,9 thôi nhé). Rồi sau đó đọc dần dần các cuốn sách có ý nghĩa hơn như là sách làm người hay sách về kĩ năng bán hàng, kĩ năng kinh doanh. Vì chỉ có sách mới giúp trẻ có được kĩ năng tốt và lâu dài. Chỉ có sách mới giúp trẻ có những kĩ năng tuyệt vời và thành công trong tương lai. Bạn có thể kiếm được rất nhiều sách hay trên youtube.

c. Đăng ký vào các lớp kĩ năng mà các em thích

Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ làm việc mà trẻ thích. Vì biết đâu sẽ là một bước ngoặt trong thành công sau này của các em. Và kĩ năng của các em sẽ phát triển rất nhanh khi các em học và làm những việc các em thích. Các kĩ năng này cha mẹ sẽ không thấy ngay nhưng nó luôn ở đó. Sẽ giúp tạo nên con người của các em sau này khi trưởng thành.

Dạy con thành công hay thất bại đều xuất phát từ phương pháp của cha mẹ. Muốn trị chứng lười học, cha mẹ cần có thái độ đúng mực, cương quyết. Đồng thời, khéo léo mới có thể giúp con vượt qua và có thái độ học hành tích cực được.

7. Hướng cho trẻ chọn lựa và ước mơ trong tương lai

Trong các cuộc trò chuyện từ bữa cơm hàng ngày, cha mẹ cùng nói nhiều tới tương lai: Nhà mình sẽ dự tính gì, mơ ước của mẹ là gì của ba là gì trong 5 năm tới, con thì sao? Con có dự tính gì không? Cuộc trò chuyện về chủ đề này nên diễn ra hàng tuần, hàng tháng.

Có thể lúc đầu trẻ không muốn nói hoặc nói những cái viển vông. Nhưng do nói nhiều quá sẽ tác động đến nhận thức của trẻ. Khi ấy, các em sẽ bắt đầu suy nghĩ và định hình cho cuộc sống nghề nghiệp tương lai của mình. Từ đó sẽ có những thay đổi nhất định đối với việc học.

8. Dùng lời ngọt bùi giảng giải con trẻ

Hình ảnh hài hước khi trẻ học online mùa Covid

Trị chứng lười học với những cô cậu mắc phải, cha mẹ không thể áp dụng “roi vọt” được. Bởi càng làm như vậy con của bạn càng thấy áp lực, chán nản hơn bao giờ hết. Thay vào đó, bạn nên dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, khéo léo khuyên nhủ con. Ví Dụ: Lười biếng là một tật xấu nếu không biết cách sửa chữa sẽ sinh ra nhiều rắc rối và hậu quả theo sau.

Bạn hãy phân tích để con hiểu tác hại của lười biếng: Ví Dụ: Con sẽ bị thụt lùi so với các bạn trong lớp, hoặc con sẽ bị “mất điểm” trong mắt thầy cô và bạn bè. Chắc chắn rằng, khi được nghe những lời phân tích nhẹ nhàng, thấu đáo, con của bạn sẽ phần nào ý thức được tác hại của việc lười học và thêm quyết tâm xóa bỏ chúng.

Với hầu hết những học sinh lười học, nguyên nhân chính là do các em không tìm được sự thích thú ở việc học của mình. Chính vì vậy, cần tìm được những lí do để các em yêu thích môn học. Khi đó, các em mới chuyên tâm trong những giờ học đó.

9. Tạo thêm không gian để cha mẹ gần gũi với con cái

Bố mẹ cần dành nhiều thời gian với con

Rà soát lại các lớp học thêm, hỏi trẻ nếu cho con chọn, con sẽ nghỉ lớp học thêm nào, vì sao, con có bảo đảm việc học ở môn học ấy không, và cho trẻ nghỉ bớt.

Cố gắng có thật nhiều bữa ăn gia đình càng tốt, cuối tuần nên có các buổi đi chơi. Cha mẹ dành thời gian cho con cái thật sự, không dùng điện thoại, nói chuyện với nhau. Lắng nghe nhau một cách thật sự để hiểu con mình đang nghĩ gì, đang muốn gì, thay vì suốt ngày giục giã cáu gắt cháu về chuyện học.

Sau mỗi buổi đi học về, nên hỏi han về cảm giác của các em, mệt mỏi hay vui hay buồn. Lắng nghe cảm giác, ý muốn, tâm tư của con một cách thật sự. Chứ không phải bằng ý muốn của cha mẹ là muốn con được vô trường chọn, lớp chuyên này kia…

Cha mẹ hỏi con rồi kể chuyện vui của chính mình, về cảm giác của chính mình. Chuyện mình đã học được từ người này người kia thế nào chứ không nên chuyện bực bội than vãn hay nói xấu đồng nghiệp. Trẻ sẽ không học được gì từ các cuộc nói chuyện đấy.

10. Cần tạo tình bạn cho con với những người bạn chăm học

Học sinh học tập chung của các em học sinh
Một buổi sinh hoạt nhóm của các em học sinh

Phụ huynh cần tạo tình bạn cho con với những người bạn chăm học. Cách làm không khó. Các bạn chăm học thường sẽ có tác động rất tốt để trị chứng lười học của con. Một chút ganh đua, một ánh mắt hơi tỏ vẻ coi thường của bạn bè sẽ khiến con động lòng tự ái. Lúc đó, học nhiệt tình hơn là lời mắng mỏ thúc giục của cha mẹ rất nhiều đấy.

Việc tạo hứng thú cho con không khó, trị chứng lười học của con cũng không khó nhưng sẽ mất thời gian và công sức của cha mẹ rất nhiều.

Cảm ơn các bạn đọc bài viết này. Mong các bậc cha mẹ có phương pháp tốt để điều trị chứng lười học con trẻ hiệu quả nhất.

XEM THÊM:  Phụ huynh cần biết, Phụ HuynhPhụ huynh lưu ý

Fanpage: Gia Sư Trí Tuệ Tại Nha Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *